Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Bài thu hoạch sau khi đi Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Bài của Kim Han Na sinh viên Đại học Chungwoon ( Hàn Quốc) học Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội

2011.11.30 


Trong học kỳ 2, em đã học lịch sử Việt Nam được khoảng 2 tháng. Ngày 10 tháng 11 năm 2011 em đã đi thăm quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Việt Nam là một đất nước nằm ở vị trí thuận lợi vì bao quanh là biển và tiếp giáp với nhiều nước như Trung Quốc, Căm-pu-chia v.v. Vì thế, Việt Nam là một đất nước không những đã từng bị nhiều nước khác thống trị như Trung Quốc, Pháp v.v. mà còn có nhiều người dân đứng dậy khởi nghĩa để giành lại độc lập. Bảo tàng lịch sử Quân sự đã trưng bày tư liệu và hiện vật về chiến tranh. Chiến tranh là một tội ác; nó khiến con người trở nên hung bạo và tàn ác hơn, nhiều khi dễ dàng giết người và trả thù hơn. Vì thế, em không muốn hiểu biết những thông tin liên quan đến chiến tranh như các hình ảnh giết người, hình ảnh chết chóc trong bảo tàng lịch sử quân sự. Ở Hàn Quốc bảo tàng lịch sử Quân sự trưng bày nhiều hiện vật và tư liệu về chiến tranh như các hình ảnh có người bị cắt cổ hoặc bị giết; hay các mô hình tra tấn, giết người với âm thanh quá sống động. Hồi em còn nhỏ, em đã đến đó một lần và hoàn toàn bị sốc trước cảnh tra tấn đó đến mức em chạy ra ngoài khóc ngay lập tức. Sau đó, em đã quyết định không bao giờ đi Bảo tàng lịch sử Quân sự nữa. Lần này, khi em đến Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thì em không muốn bước vào vì em tưởng là trong bảo tàng có nhiều tài liệu về các tội ác trong chiến tranh giống như bảo tàng lịch sử quân Sự Hàn Quốc, chẳng hạn như hình ảnh Việt Cộng bị tàn sát da mãn, hình ảnh người dân Việt Nam bị giết. Nhưng thực tế là trong Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam không trưng bày nhiều hình ảnh dã man trong chiến tranh mà chủ yếu trưng bày  các loại vũ khí, các chiến lược chiến tranh của người Việt và hình ảnh những con người anh hùng ở Việt Nam. Điều đó khiến em có cảm nhận hoàn toàn khác so với lần em đi thăm bảo tàng lịch sử quân sự ở Hàn Quốc. Vì thế, em càng cảm nhận được tinh thần chiến đấu kiên cường và bất khuất của người Việt Nam.
Sau khi em xem các tư liệu ở bảo tàng, em suy nghĩ, chiến tranh thể hiện trí tuệ của người Việt Nam. Trong bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam có nhiều tò nhà trưng bày các hiện vật khác nhau. Nhưng trong buổi sáng, chúng ta chỉ có thể đi thăm được hai toà nhà.
Trong tòa nhà đầu tiên có trưng bày các tư liệu về chiến lược và lời dẫn của các vị anh hùng trong thời kỳ bắc thuộc. Ở đó, em có ấn tượng sâu sắc với 2 phần. Thứ nhất là lời nói của vua Quang Trung “Đánh cho để dài tóc, Đánh cho đđen răng, Đánh cho nó chích luân bất phản, Đánh cho no phe giáp bất hoàn, Đánh cho sử tri nam quốc, Anh hung chi hữu chủ”. Sau khi cô Chi giải thích lời nói này của Quang Trung có nghĩa là nước Nam phải chống lại quân giăc để giữ gìn phong tục của mình. Sau khi hiểu được câu nói này, em cảm thấy người Việt Nam coi trọng phong tục của họ nên phải luôn đấu tranh giữ gìn đất nước của họ.
Thứ hai là chiến lược của người Việt Nam. Chiến lược này được gắn với chiến tranh chống lại đế quốc Mỹ khi quân Mỹ đánh bằng con dao gắn ở đầu súng. Em ấn tượng vì cô miêu tả rất hay và em nghĩ rằng chiến lược đó là trí tuệ của người Việt Nam. Khi quân Mỹ đánh người Việt bằng con dao gắn ở đầu súng thì người Việt Nam ôm quân Mỹ để quân Mỹ không thể đánh người Việt được vì nó rất dài. Sau khi em nghe cô nói, em nghĩ rằng không một dân tộc nào, không một đế quốc nào có thể chiến thắng được người Việt Nam.
Từ tầng một lên tầng hai, có tài liệu về trận chiến Điên Biện Phủ. Ở Hàn Quốc, em đã học về trận chiến Điện Biên Phủ nhưng chưa bao giờ xem tận mắt tài liệu về quá trình chiến tranh đó. Ở đây, có trưng bày mô hình trận chiến Điện Biên Phủ, đồng thời cũng chiếu bộ phim tài liệu về trận chiến này. Trong bộ phim đó, quân Pháp vừa có nhiều vũ khí mạnh vừa có nhiều lực lượng quân đội mạnh còn quân Việt trông rất yếu vì không có nhiều vũ khí mới nên phải vượt núi băng rừng để làm vận chuyển lương thực và vũ khí lên Điện Biên để đánh Pháp. Em tự hỏi là “Tại sao quân Pháp không thể chiến thắng quân Việt mặc dù quân Pháp có nhiều vũ khí mới và tốt hơn quân Việt?” Trong bộ phim đó, người Việt Nam trông nhỏ, không có vũ khí tốt và mới nhưng em cảm thấy người Việt mạnh mẽ. Bởi vì người Việt đào núi và làm đường dùng địa hình của người Việt để tấn công quân Pháp và chuyển mang vũ khí nặng như xe tăng, súng, đạn. Theo em, người Việt có thể mang chuyển vũ khí vì có nhiều người yêu nước muốn giành lại độc lập.
Trong tòa nhà thứ hai có nhiều tài liệu về chiến tranh Mỹ. Ở đó, em ấn tượng nhất là mô hình của địa đạo Củ Chi. Địa đạo Củ Chi là một hệ thố phòng thủ trong lòng đất ở miền Nam. Em nghĩ rằng địa đạo đó giống như một tổ kiến. Địa đạo có nhiều không gian như phòng hội tác chiến và phòng sinh hoạt v.v. Em bất ngờ là người sống ở dưới đất thì làm sao mà thở được, làm thế nào mà đi lại được và cửa vào ra ở đâu.. Em quan sát thì cửa vào ra được che khó tìm. Qua đó em mới hiểu vì sao người Việt có thể giành lại độc lập mặc dù Pháp và Mỹ là những nước mạnh và quân đội Pháp và Mỹ là hai quân đội được trang bị nhiều vũ khí tốt nhất. Đó chính là vi người Việt hiểu địa lý của Việt Nam và dùng những thuận lợi về địa lý để đấu tranh và giành lại độc lập.
Hàn Quốc cũng là một đất nước đã từng bị nước khác thống trị. Tuy nhiên, em nghĩ rằng Hàn Quốc không cố gắng giành lại độc lập như Việt Nam. Ngày xưa, Hàn Quốc đã từng cố gắng giành lại độc lập nhưng lúc nào Hàn Quốc cũng đứng lên nhờ sự giúp đỡ của các nước khác. Hàn Quốc cũng độc lập năm 1945 như Việt Nam vì chiến tranh thứ hai kết thúc năm 1945 nhưng Hàn Quốc không giống như Việt Nam là sau khi Việt Nam độc lập, Việt Nam lại có chiến tranh với nhiều nước nhưng Hàn Quốc không có ngoại chiến mà chỉ có nội chiến với Bắc triều tiên. Khi Hàn Quốc chiến tranh với Bắc triều tiên thì Hàn Quốc nhờ Mỹ giúp đỡ. Còn Việt Nam tự giành lại được độc lập. Lịch sử chiến tranh của Việt Nam thực sự hấp dẫn và thu hút các sinh viên học Việt Nam học như em.

Description: 2011-11-10 09.12.34.jpgDescription: 2011-11-10 09.33.05.jpg