Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử



Karl Popper
Người dịch: Nguyễn Quang A



Lời giới thiệu



Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ chín* của tủ sách SOS2, cuốn Sự khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử của Karl Popper, nhà triết học lớn nhất thế kỉ 20. Ông nổi tiếng về những nghiên cứu phương pháp luận khoa học. Cuốn Logic der Forschung [Logic Nghiên cứu] được xuất bản đầu tiên năm 1934 và được dịch sang tiếng Anh với tiêu đề Logic of Scientific Discovery đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phương pháp khoa học của các khoa học tự nhiên. Cuốn sách này cũng có xuất xứ từ các năm 1930 và lần đầu tiên được xuất bản vào các năm 1944, 1945.
Cuốn sách này chỉ ra rằng lòng tin vào vận mệnh lịch sử chỉ là sự mê tín, và rằng không thể có sự tiên đoán nào về diễn tiến của lịch sử loài người bằng các phương pháp khoa học hay duy lí khác nào.
Học thuyết tin vào vận mệnh lịch sử và tin vào việc có thể tiên đoán diễn tiến của lịch sử, và trên cơ sở đó có thể cải biến xã hội một cách tổng thể cho phù hợp với các qui luật này, được ông gọi là chủ nghĩa lịch sử (historicism). Trước khi phê phán chủ nghĩa lịch sử, trong hai chương đầu ông mô tả các thuyết lịch sử chủ nghĩa, và chỉ sau đó trong hai chương cuối ông mới phê phán nó. Tức là, trong hai chương đầu ông đi mô tả nghiêm ngặt cái mà ông sẽ tấn công trong hai chương cuối. Cách làm này có điểm hay là phê phán của ông sẽ rất chặt chẽ, rõ ràng là nó phê phán cái gì; chứ không như nhiều phê phán mà chúng ta thường bắt gặp, không nêu tường minh cái muốn phê phán là gì, nên dễ dẫn đến nhầm lẫn. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là, sẽ có thể có người cho rằng cái ông phê phán thực ra không có thực, mà chỉ do ông tạo ra. Phán xét cuối cùng là của bạn đọc.
Lời đề tặng của ông có thể gây sốc cho một số bạn đọc Việt Nam, và có lẽ chính vì nó và vì nội dung của tiểu luận này mà ở Việt Nam (và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây) tác phẩm này của Popper được ít người biết đến. Tuy vậy, đọc kĩ chúng ta sẽ biết được rất nhiều vấn đề mà đến nay chúng ta chưa biết hay không được phép biết, và có thể giúp chúng ta có phương pháp thích hợp trong thực hiện cải cách xã hội, một việc phải được tiến hành liên tục, theo cách dần dần, từ từ, từng phần một. Chúng ta có thể nhìn lại quá khứ của mình, của các nước xã hội chủ nghĩa, có thể học được từ các sai lầm, thử làm và chắc chắn sẽ vấp phải sai lầm khác, phát hiện ra sai lầm mới, sửa chúng và lại thử tiếp. Đó là cách tiếp cận thử-và-sai, cách tiếp cận khoa học có hiệu quả không chỉ trong các khoa học tự nhiên và cả trong các khoa học xã hội.
Cuốn sách có thể bổ ích cho các học giả, các nhà hoạch định chính sách, và tất cả những ai quan tâm đến những vấn đề phương pháp luận của các khoa học xã hội.Mọi chú thích của tác giả được đánh bằng số. Tất cả các chú thích đánh dấu sao (*) là của người dịch. Bản dịch chắc còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc thông cảm, lượng thứ, và chỉ bảo; xin liên hệ theo địa chỉ Tạp chí Tin học và Đời sống, 54 Hoàng Ngọc Phách Hà Nội [25/B7 Nam Thành Công], hoặc qua điện thư thds@hn.vnn.vn haynqa@netnam.vn
Hà Nội 5-2004 
Nguyễn Quang A 



Lời nói đầu
Tôi đã thử chứng minh, trong Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa Lịch sử, rằng chủ nghĩa lịch sử là một phương pháp tồi - một phương pháp chẳng có kết quả gì. Nhưng tôi đã không thật sự bẻ được chủ nghĩa lịch sử.
Kể từ đó, tôi đã thành công bác bỏ chủ nghĩa lịch sử: Tôi đã chứng minh rằng, vì các lí lẽ logic nghiêm ngặt, là không thể đối với chúng ta để tiên đoán diễn tiến tương lai của lịch sử.Lí lẽ chứa đựng trong một bài báo, ‘Thuyết Bất định trong Vật lí Cổ điển và Vật lí Lượng tử’, mà tôi công bố năm 1950. Nhưng tôi không còn thoả mãn với bài báo này. Một nghiên cứu thoả mãn hơn có thể thấy trong một chương về Thuyết Bất định, một phần của Tái bút: Sau Hai mươi Năm (Postscript: After Twenty Years) cho cuốn Logic của Khám phá Khoa học (Logic of Scientific Discovery) của tôi.
Để thông báo với bạn đọc về các kết quả mới hơn này, tôi dự định, bằng vài lời, đưa ra phác hoạ của sự bác bỏ chủ nghĩa lịch sử này. Lí lẽ có thể được tóm tắt trong năm khẳng định như sau:
1. Diễn tiến của lịch sử loài người bị ảnh hưởng mạnh bởi sự gia tăng hiểu biết của con người. (Tính đúng đắn của tiền đề này ngay cả những người thấy trong các ý tưởng, bao gồm các ý tưởng khoa học của chúng ta, chỉ như các sản phẩm phụ của sự phát triển vật chất loại này hay loại khác, cũng phải thừa nhận).
2. Chúng ta không thể tiên đoán, bằng các phương pháp duy lí hay khoa học, sự gia tăng tương lai về hiểu biết khoa học của chúng ta. (Khẳng định này có thể được chứng minh về mặt logic, bằng những cân nhắc được phác hoạ dưới đây).
3. Chúng ta không thể, vì thế, tiên đoán diễn tiến tương lai của lịch sử loài người.
4. Điều này có nghĩa rằng chúng ta phải bác bỏ khả năng của lịch sử lí thuyết; tức là, của một khoa học xã hội lịch sử có thể tương ứng với vật lí lí thuyết. Không thể có lí thuyết khoa học nào về phát triển lịch sử dùng làm cơ sở cho tiên đoán lịch sử.
5. Mục đích căn bản của các phương pháp lịch sử chủ nghĩa (xem các chương 11 đến 16 của cuốn sách này) vì thế là sai lầm; và chủ nghĩa lịch sử sụp đổ.
Lí lẽ, tất nhiên, không bác bỏ khả năng của mọi loại tiên đoán xã hội; ngược lại, nó hoàn toàn tương thích với khả năng kiểm tra các lí thuyết xã hội- thí dụ, các lí thuyết kinh tế- bằng cách tiên đoán những diễn biến nào đó sẽ diễn ra dưới các điều kiện nhất định. Nó chỉ bác bỏ khả năng tiên đoán những diễn tiến lịch sử ở chừng mực chúng có thể bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng hiểu biết của chúng ta.
Bước quyết định trong lập luận này là khẳng định (2). Tôi nghĩ rằng tự nó có tính thuyết phục: nếu có cái như hiểu biết gia tăng của con người, thì hôm nay chúng ta không thể biết trước cái chúng ta sẽ biết ngay chỉ ngày mai. Đây, tôi nghĩ, là lập luận vững chắc, nhưng nó chưa được tính là một chứng minh logic của khẳng định. Chứng minh của (2), mà tôi trình bày trong những công bố đã được nhắc đến, là phức tạp; và tôi không ngạc nhiên nếu có thể thấy những chứng minh đơn giản hơn. Chứng minh của tôi bao gồm việc chứng tỏ rằng không có (bộ) tiên đoán nào -bất luận là một nhà khoa học hay một máy tính, có thể tiên đoán các kết quả tương lai của chính nó bằng các phương pháp khoa học. Các nỗ lực làm như vậy đạt kết quả chỉ sau sự kiện, khi đã quá muộn cho một tiên đoán; chúng có thể đạt kết quả chỉ sau khi tiên đoán đã biến thành diễn giải lại.
Lí lẽ này, thuần tuý mang tính logic, áp dụng cho các bộ tiên đoán khoa học có bất kể độ phức tạp nào, bao gồm cả ‘xã hội’ của các bộ tiên đoán tương tác với nhau. Nhưng điều này có nghĩa là không xã hội nào có thể tiên đoán các trạng thái hiểu biết tương lai của chính nó một cách khoa học.
Lí lẽ của tôi khá hình thức, và vì thế nó có thể bị nghi ngờ là không có mấy ý nghĩa thực tế, dù cho tính hợp lệ logic của nó được cho là dĩ nhiên.
Tuy vậy, tôi đã thử chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề trong hai công trình. Trong công trình sau của hai nghiên cứu này, trong The Open Society and its Enemies (Xã hội Mở và các Kẻ thù của nó), tôi đã lựa chọn một số sự kiện từ lịch sử của tư tưởng lịch sử chủ nghĩa, nhằm minh hoạ ảnh hưởng dai dẳng và nguy hại của nó lên triết lí xã hội và chính trị, từ Heraclitus và Plato đến Hegel và Marx. Trong công trình trước của hai nghiên cứu này, trong Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử (The Poverty of Historicism), bây giờ được xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Anh dưới dạng sách, tôi đã cố chỉ ra tầm quan trọng của chủ nghĩa lịch sử như một cấu trúc trí tuệ quyến rũ. Tôi đã cố gắng phân tích logic của nó - thường rất tinh tế, cực kì lí thú và rất dễ đánh lừa – và lập luận rằng nó có yếu điểm cố hữu và không thể sửa được.
K.R. P.Penn, Buckinghamsgire,Tháng 7, 1957
Một vài trong các nhà phê bình am hiểu nhất của cuốn sách này đã bị tiêu đề của nó làm cho bối rối. Nó có ý định ám chỉ đến tiêu đề của cuốn Sự Khốn cùng của Triết học (The Poverty of Philosophy) của Marx, tiêu đề đó đến lượt nó, lại ám chỉ đến Philosophy of Poverty (Triết học của sự Khốn cùng) của Proudhon.
K.R.P.Penn, Buckinghamshire,Tháng 7, 1959
Dẫn nhập
Mối quan tâm khoa học về các vấn đề xã hội và chính trị hầu như không kém xưa so với mối quan tâm khoa học về vũ trụ học và vật lí học; và đã có các giai đoạn trong thời cổ (Tôi nghĩ đến lí thuyết chính trị của Plato, và sưu tập hiến pháp của Aristotle) khi khoa học xã hội có thể dường như đã tiến bộ hơn khoa học tự nhiên. Nhưng với Galileo và Newton, thành công của vật lí học đã vượt sự mong đợi, vượt xa tất cả các khoa học khác; và từ thời Pasteur, Galileo của sinh học, các khoa học sinh học đã hầu như thành công ngang vậy. Nhưng các khoa học xã hội vẫn dường như chưa tìm thấy Galileo của mình.
Trong những hoàn cảnh như vậy, các nhà nghiên cứu làm việc trong ngành này hay ngành khác của các khoa học xã hội đặc biệt quan tâm đến các vấn đề phương pháp; và phần lớn thảo luận của họ về những vấn đề này được tiến hành với cái nhìn đến các phương pháp của các khoa học thành công hơn, đặc biệt là vật lí học. Thí dụ, đã có nỗ lực có ý thức để sao chép phương pháp thực nghiệm của vật lí, điều đã dẫn, trong thế hệ của Wundt, đến cải cách tâm lí học; và từ J. S. Mill, đã có các nỗ lực lặp đi lặp lại để cải cách phương pháp của các khoa học xã hội theo hướng gần tương tự. Trong lĩnh vực tâm lí học, những cải cách này có thể đã có mức độ thành công nào đó, bất chấp rất nhiều thất vọng. Nhưng trong các khoa học xã hội lí thuyết, ngoài kinh tế học, chẳng được gì ngoài sự thất vọng từ các thử nghiệm này. Khi thảo luận các thất bại này, mau chóng nảy sinh câu hỏi liệu các phương pháp của vật lí học thực sự có áp dụng được cho các khoa học xã hội hay không. Hay có lẽ niềm tin khăng khăng vào khả năng có thể áp dụng chính là cái phải chịu trách nhiệm về trạng thái đáng phàn nàn của các ngành khoa học này?
Cách đặt vấn đề này gợi ý một sự phân loại đơn giản các trường phái tư duy quan tâm đến phương pháp của các khoa học ít thành công hơn. Theo quan điểm của chúng về khả năng có thể áp dụng các phương pháp của vật lí học, chúng ta có thể phân loại các trường phái này như theo tự nhiên hoặc như phản tự nhiên; gắn cho chúng nhãn ‘theo tự nhiên’ hay ‘tích cực’ nếu chúng ủng hộ việc áp dụng các phương pháp của vật lí học cho các khoa học xã hội, và ‘phản tự nhiên’ hay ‘tiêu cực’ nếu chúng phản đối sử dụng các phương pháp này.
Liệu một nhà nghiên cứu phương pháp tán thành học thuyết phản tự nhiên hay theo tự nhiên, hoặc chấp nhận một lí thuyết kết hợp cả hai học thuyết hay không, sẽ chủ yếu phụ thuộc vào quan điểm của ông ta về đặc trưng của khoa học được xem xét, và đặc tính của đối tượng của nó. Nhưng thái độ mà ông ta chấp nhận sẽ cũng phụ thuộc vào quan điểm của ông ta về các phương pháp của vật lí học. Tôi tin điểm sau cùng này là quan trọng nhất. Và tôi nghĩ rằng những sai lầm cốt yếu trong hầu hết thảo luận về phương pháp luận nảy sinh từ một số hiểu lầm rất phổ biến về các phương pháp của vật lí học. Đặc biệt, tôi nghĩ chúng nảy sinh từ một diễn giải sai về hình thức logic của các lí thuyết của nó, về các phương pháp kiểm tra chúng, và về chức năng logic của quan sát và thí nghiệm. Tôi cho rằng những hiểu lầm này có các hậu quả nghiêm trọng; và tôi sẽ thử biện minh luận điểm này ở các chương 3 và 4 của nghiên cứu này. Ở đó tôi sẽ cố gắng chứng tỏ rằng các lí lẽ và học thuyết khác nhau và đôi khi mâu thuẫn nhau, phản tự nhiên cũng như theo tự nhiên, thực ra dựa vào một sự hiểu sai lầm về các phương pháp của vật lí học. Trong các chương 1 và 2, tuy vậy, tôi sẽ giới hạn mình ở việc giải thích các học thuyết phản tự nhiên và theo tự nhiên nào đó tạo thành một cách tiếp cận đặc trưng trong đó cả hai loại học thuyết được kết hợp.
Cách tiếp cận, mà đầu tiên tôi muốn giải thích, và chỉ phê phán muộn hơn, được tôi gọi là ‘chủ nghĩa lịch sử’. Thường gặp nó trong các thảo luận về phương pháp của các khoa học xã hội; và nó thường được dùng mà không có nhận xét phê phán, hoặc thậm chí được coi là dĩ nhiên. Tôi hiểu ‘chủ nghĩa lịch sử’ nghĩa là gì sẽ được giải thích đầy đủ trong nghiên cứu này. Sẽ là đủ nếu tôi nói ở đây rằng tôi hiểu ‘chủ nghĩa lịch sử’ là một cách tiếp cận đối với các khoa học xã hội cho rằng tiên đoán lịch sử là mục đích chính của chúng, và cho rằng mục đích này có thể đạt được bằng khám phá ra các ‘nhịp điệu’ hay ‘hình mẫu’, các ‘qui luật’ hay ‘xu hướng’ làm cơ sở cho tiến hoá của lịch sử. Vì tôi tin chắc rằng cuối cùng các học thuyết lịch sử chủ nghĩa như vậy về phương pháp chịu trách nhiệm về tình trạng thiểu não của các khoa học xã hội lí thuyết (ngoài lí thuyết kinh tế), trình bày của tôi về các học thuyết này chắc chắn không phải không có thành kiến. Nhưng tôi đã cố gắng hết sức để biện hộ cho chủ nghĩa lịch sử nhằm tính điểm cho phê phán tiếp sau của tôi. Tôi đã cố gắng để trình bày chủ nghĩa lịch sử như một triết lí thống nhất được cân nhắc kĩ lưỡng. Và tôi đã không do dự để tạo ra các lí lẽ ủng hộ nó mà, theo hiểu biết của tôi, bản thân các nhà lịch sử chủ nghĩa đã chưa bao giờ đưa ra. Tôi hi vọng, bằng cách này, tôi đã thành công xây đắp một vị trí thật sự đáng tấn công. Nói cách khác, tôi đã cố gắng để hoàn thiện một lí thuyết thường được đưa ra, nhưng có lẽ chẳng bao giờ trong một dạng được phát triển đầy đủ. Đó là lí do vì sao tôi đã chọn một cách có cân nhắc kĩ lưỡng thuật ngữ hơi lạ là ‘chủ nghĩa lịch sử’. Bằng cách giới thiệu nó tôi hi vọng tránh được trò chơi chữ đơn thuần: vì, tôi hi vọng, chẳng ai sẽ bị cám dỗ để nghi ngờ liệu bất kể lí lẽ nào được thảo luận ở đây có thuộc về chủ nghĩa lịch sử một cách thực sự hay đúng hay bản chất hay không, hoặc thuật ngữ ‘chủ nghĩa lịch sử’ thật sự hay chính xác hay thực chất có nghĩa là gì.



CHÂN DUNG ĐÔNG DƯƠNG



CHÂN DUNG ĐÔNG DƯƠNG
(Kèm 21 Tranh Vẽ Của Jean Despujols)
W. Robert Moore
Maynard Owen Williams


Ngô Bắc dịch


“Mán” có nghĩa “Man Rợ: Barbarian” trong tiếng Hán hay “Hoang Dã; Savage” trong tiếng Việt. Một tên gọi chính xác hơn cho bộ tộc là Kim-mien [?], có nghĩa “Người Miền Núi: Mountaineers”. Trong số các thị tộc người Mán này có người Mán [có] “Sừng: Horns” (Mán Cốc), người Mán [có] “Tiền TrunĐối với Châu Á cổ xưa không yên nguôi, chiến tranh không có gì lạ. Ngày nay Châu Á đang run rẩy trước các thế lực ghê gớm hơn bất kỳ sức mạnh nào khác kể từ khi đoàn quân Mông Cổ tràn qua đây và phóng ngựa về phía tây vượt quá Mạc Tư Khoa.
Đông Dương ngày nay, giống như Hàn Quốc là một địa điểm biến động. Chiến sự đang diễn ra tại núi rừng Bắc Việt nơi có sương mù che phủ, chất lũy dầy sát biên giới phía nam của Trung Hoa, trông như những đỉnh núi cheo leo vẽ trong các bức tranh thời nhà Tống nổi tiếng,.
Nơi đây các lực lượng bí mật của An Nam do Hồ Chí Minh lãnh đạo với sự trợ giúp huấn luyện của Mạc Tư Khoa và được Cộng Sản Trung Hoa cung cấp vũ khí đang thực hiện một chiến dịch du kích có tổ chức chống lại Pháp và chính phủ Việt Nam được thừa nhận (xem các trang 463, 487) [tất cả số trang trong bài theo nguyên bản, chú của người dịch].
Các bản tin điện mang các địa danh nghe xa lạ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lộc Bình, và Lào Kay, vì quân lính Pháp đồn trú tại Đông Dương đã buộc phải từ bỏ các tiền đồn bảo vệ các đèo núi hẹp trài ra như các ngón tay của lòng bàn tay xòe ra từ châu thổ sông Hồng nhiều lúa gạo.

Địa Lý Nhân Văn Qua Tranh Vẽ
16 trang kèm theo gồm các bức tranh do Jean Despujols vẽ cho thấy chân dung con người và địa dư của vùng đất đang chiến tranh này. 
Họa sĩ người Pháp nhiều tài năng này người đã dành Giải Hội Họa Đông Dương của Hội Đồng Kinh Tế của Chính Quyền Đông Dương, nay là một công dân Hoa Kỳ, ông đã sống hai năm tại Đông Dương trước khi CTTG lần II nổ ra. Trong hai năm này ông đã sáng tác hơn 300 bản phác họa và tranh vẽ (trang 465).
Tranh sơn dầu, màu nước và bản vẽ của ông thấm đẫm bầu không khí của núi rừng Đông Dương ẩm thấp, những con đường uốn khúc len lỏi giữa các đồng lúa bóng loáng gương nước và vách đá lởm chởm và phác họa chân dung người dân của nhiều tộc người quần tụ tại phần đất này của Đông Nam Á, một khu vực lớn hơn tiểu bang Texas một chút.
Để tìm kiếm đề tài , ông đã thâm nhập vào các phần khó tiếp cận nhất của xứ sở. Ông đã du hành từ các cánh đồng của Căm Bốt, xuyên qua các vùng đồi xô đẩy nhau của Lào đến các đỉnh núi Bắc Kỳ nơi có những ngôi làng biệt lập của người dân vùng cao trang phục màu sắc vui tươi – người Mèo, người Mán, người Lô Lô và người Thái. 
Ông đã kết bạn với các tù trưởng bộ tộc và dân làng của một số các bộ lạc người Mọi ở những khu vực chưa được bình định tại phía nam dãy núi Trường Sơn (Annamese Cordillera), trải qua cơn bão ven biển, bị quăng vào các luồng nước chảy xiết nguy hiểm của sông Cửu Long và sông Nam Te [Nậm Tè ?] (Noire: sông Đen?, tức sông Đà?), mệt nhoài trong sự ẩm thấp nhiệt đới khiến cho việc làm khô ráo các bức tranh của ông gần như bất khả.
Trong các cảnh quan của Despujols, không có kẻ thù nào đáng sợ hơn con hổ (các trang 470, 474). Những người mẫu của ông phản ảnh sự êm ả Đông Phương hơn là sự lo sợ khi họ giương to đôi mắt. Các bức vẽ của ông mang một cái nhìn thời bình của Đông Dương, giờ đây trở nên u ám bởi bóng tối của chiến tranh.

Đối với chúng tôi, những người đang viết dòng chữ này, những bức tranh của Despujpols chụp lại các bè bạn của chúng tôi và các nơi chốn mà chúng tôi biết. Chúng tôi cũng đã rong ruổi khắp Đông Dương trong thời bình và cả khi nổ ra chiến tranh. *

Những Người Đàn Bà Uyển Chuyển và
Các Viên Quan Mặc Áo Có Hình Rồng

Đối với chúng tôi, Hà Nội, Huế, Phnom Penh, Vạn Tượng, Luang Prabang và Sàigòn hương xa là các địa điểm sống động gợi nhắc hình ảnh chen chúc của những người dân da vàng chật cứng trong các ngôi chợ, những người đàn bà An Nam vận quần uyển chuyển và những viên quan mặc áo có thêu hình rồng rảo bước tại các triều đình thiết chế theo kiểu Trung Hoa, những người nông dân nhẫn nại vái lạy thần đất bên sông Hồng và sông Cửu Long dũng mãnh. 
Tại một số nơi, nhà cửa của họ bị san bằng bởi chiến sự hay bởi chiến thuật tiêu thổ kháng chiến của những người theo ông Hồ Chí Minh, phe Việt Minh. 
Các địa điểm này cũng gợi nhớ sự hiếu khách của người dân Căm Bốt cởi mở có tổ tiên Khmer cao quý đã dựng lên các đền đài nguy nga tại Angkor và đến các ông hoàng và thường dân Lào thân thiện.
Để hiểu được địa thế và dân chúng của nó, trước tiên hãy cứu xét xem tại sao lại có tên Indo-China (Đông Dương).

Ảnh 1: Phố Catinat, hai bên đường chạy dài các hàng cây và cửa hiệu, là Đại Lộ Champs Elysées của Sàigòn mang hương vị Paris.
Đông Dương, được chạm khảm bởi văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, bao gồm Quốc Gia Việt Nam bị chiến tranh tàn phá và các Vương Quốc tương đối hòa bình: Căm Bốt và Lào. Sàigòn, thủ đô của Việt Nam đã biết được mùi khủng bố của Cộng Sản; các quả lựu đạn được ném không hề báo trước vào các quán bán cà phê và rạp hát . Xich lô đạp thay thế cho xe kéo kiểu cũ. Cô gái gốc Trung Hoa này, đang ngồi trên một chiếc xích lô về nhà với hoa và thực phẩm.

Ảnh 2: Ba Hàng Giáo Bằng Tre Tua Tủa Bảo Vệ QUAN LOI [?], Một Tiền Đồn Quân Sự
Ở mọi nơi, những tháp cao bằng gạch do lính Pháp và Việt canh gác bảo vệ cầu đường chống lại các cuộc đột kích của quân Đỏ [cộng sản], những người đến cướp phá, đốt cháy và giết chóc, sau đó ẩn vào các khu rừng. Một số làng dựng hang rào bằng cây.
Đông Dương được coi là có nguồn gốc văn hóa từ Ấn Độ và Trung Hoa. Đằng sau những ngọn tháp đồ sộ của vùng Angkor huyền bí, vươn lên từ phế tích trong khu rừng gần Tonle Sap, hay Biển Hồ (Great Lake) tại miền trung Căm Bốt, ẩn hiện văn hóa cổ thời của Brahmans được du nhập từ Ấn Độ (trang 490).
Brahmans cũng giám hộ người Chàm, dân tộc với các ngọn tháp bằng gạch và khoảng 100,000 người là tất cả nhưng gì còn sót lại của vương quốc một thời hùng mạnh tại vùng duyên hải mà giờ đây là một phần của Trung Kỳ (An Nam). Xa hơn về phía bắc, văn hóa Trung Hoa định khuôn cho sinh hoạt triều đình tại Huế.
Xin lưu ý rằng từ “mandarin: quan lại” đối với nhiều người để chỉ một viên chức của Đế Triều Trung Hoa. Nhưng trong ngữ căn của nó, từ này có gốc tiếng Phạn (Sanskrit) từ Ấn Độ và từ lâu đã du hành lên phía bắc dọc theo Con Đường Cái Quan (Mandarin Road) cổ xưa của Đông Dương, mà người Pháp đã đặt lại tên là “Đường Thuộc Địa Số 1: Route Colonial No. 1”.
Các giáo sĩ Bà La Môn gốc Ấn Độ, những người đã bật sáng thiên tài bản xứ của người Khmers thời ban sơ và các viên chức Trung Hoa, những người cho người An Nam mượn văn hóa của họ, không phải là những kẻ duy nhất đã đến đây. Tổ tiên của cư dân vùng Đông Dương cũng có gốc rễ tại núi đồi Tây Tạng, từ các cánh đồng Mông Cổ gió quét ngang và từ các hòn đảo Indonesia, như các tranh vẽ của Despujols cho thấy. 
Tại vùng đất có di sản chủng tộc phong phú này, người An Nam cần cù đã dành được vị thế chế ngự. Việt Nam, khôi phục danh xưng cổ xưa của mình có nghĩa “Dân [Việt] ở phương Nam”, bao gồm các phần trước chiến tranh là Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (An Nam) và Nam Kỳ (Cochin-China), tạo thành bờ biển hình chữ S ở phía đông. Tại Quốc Gia này, đang bị đe dọa bởi chiến tranh, có khoảng 22,000,000 người. **
Các Vương Quốc Căm Bốt và Lào, chiếm cứ nửa phần nội địa phía tây của xứ sở, có số dân tổng gộp hơn 5,000,000 người một chút. Những xứ này còn tương đối hòa bình và tự quản, nhưng cũng đang bị đe dọa bởi chiến trận.
Người Lào và các thị tộc anh em sơ khai hơn của họ sống rải rác khắp các thung lũng miền bắc Bắc Kỳ cho thấy phương cách mà các sắc dân của Á Châu cổ xưa đã di chuyển. Họ là các thành viên của chủng tộc Thái (Tai) rộng lớn mà trong đó có cả người Xiêm La và người Shan ở Miến Điện.
Nhiều thế kỷ trước đây, họ cư ngụ tại miền nam Trung Hoa trước khi miền này thuộc vào Trung Hoa. Nhiều người vẫn còn ở lại đó. Áp lực kéo dài và cuộc càn quét của các đội quân của Kublai Khan (Hốt Tất Liệt), kẻ mà Marco Polo đã phục vụ như “thông tín viên chiến tranh” gốc Âu Châu duy nhất, đã phá vỡ các vương quốc được tổ chức của họ và đã đẩy nhanh cuộc di dân về phương nam.

Miền Đất Với Những Ngôi Nhà Trên Sườn Đồi
Các bộ tộc khác cũng đã di chuyển trên cùng lối đi tìm kiếm nơi trú náu này.
Các bộ tộc người Mán, hay người Dao (Yao), theo bước chân người Thái tiến vào miền bắc Lào và Bắc Kỳ, khi nhận thấy những người đi trước đã chiếm ngụ các thung lũng họ đã dựng nhà trên các sườn đồi. Người Mèo, người Lô Lô và những sắc dân khác đã định cư tại phần sườn cao hơn của các ngọn núi. Chính vì thế dân chúng Đông Dương đã trở thành đối tượng của những khảo sát theo cạnh xiên thẳng của kim tự tháp cũng như theo chiều ngang của sự bành trướng.
Chúng ta cũng học hỏi về thể cách mẫu hệ khi leo lên các ngọn đồi. Đàn ông các bộ tộc núi đồi thường chấp nhận y phục của người dân vùng đồng bằng. Nhưng phụ nữ không như thế! Y phục của phụ nữ quá đặc sắc và nhiều màu đến nỗi người ta phải lệ thuộc nhiều vào thời trang hơn là đặc tính để nhận biết một thị tộc.
Vẻ đẹp của người Mán Tiền với tóc bôi dầu được chải cầu kỳ và bới cao, đồ trang sức được đánh bóng kỹ lưỡng và váy xòe đáng ngưỡng mộ. Họ khó có thể bị nhầm lẫn với chị em họ Mán Cốc, những người ưa thích quần thêu kiểu ô vuông bàn cờ với các búp chỉ sợi màu đỏ tươi trên áo và một chiếc khăn bịt đầu nhiều màu sắc.
Bên cạnh họ người Mèo trông giống như một nữ sinh với áo bẻ cổ của thủy thủ, váy ngắn và chiếc nón rộng. Chiếc nón này được quấn nhiều lớp chồng lên nhau quanh búi tóc cho đến khi nó nhô ra như chiếc bánh kẹp phẳng phiu bao quanh đầu.
Ngay người Mèo cũng được phân chia thành nhiều nhóm: Đen, Trắng, Đỏ và Hoa, tùy theo loại y phục của người phụ nữ. Cô gái người Mèo mở to đôi mắt mà Despujols vẽ đội trên đầu một cuộn khăn quấn làm bằng đuôi ngựa bện vào nhau (trang 471).

Ảnh 3: Trang Phục Chứ Không Phải Gương Mặt Xác Định Các Bộ Tộc Miền Núi Đồi Bắc Kỳ
Đối với các chuyên gia, những trang phục truyền thống này được dùng như các thước đo cao độ, bởi mỗi thiếu nữ thường sống ở độ núi cao khác nhau. Người Mèo Trắng e lệ (bên trái) đội mũ quấn vòng tròn và mặc áo cổ bẻ như thủy thủ. Người Mán Tiền che kín bắp chân với chiếc mũ giống như cái diều, có vẻ sẵn sàng cất cánh khi gặp làn gió lên cao đầu tiên. Chị em Mán Cốc của cô đội khăn quấn đính các búp bằng sợi mềm màu đỏ và vận quần dệt hình ô vuông bàn cờ. Cả ba đều ưa thích những chiếc kiềng đeo cổ bằng bạc.
Sự nhận biết thị tộc cũng có thể dựa vào lông mày! Trong số các phụ nữ người Mán, lông mày hiếm khi lộ ra, nhưng dưới mái tóc người Nùng, vật nổi lên như một chiếc khăn gấp sáng chói trên khuôn mặt là cặp lông mày được uốn nắn tuyệt vời như thể chúng được cắt tỉa ở một thẩm mỹ viện chứ không phải từ một túp lều miền núi.g Hoa: Chinese Money” (Mán Tiền) [có tiền đồng Trung Hoa đính trên áo của họ, chú của người dịch]; và những người có “Bảng Lớn: Large Boards” [?], người mang “Quần Trắng: White Pantaloons” [?], của “các Làng Trên Cao: High Vollages” , “Kẻ Hung Dữ: Ferocious Man” [?], và nhiều nhóm khác!

Người Thái Trắng và Người Thái Đen
Thái Trắng nghe có vẻ trịnh trọng hơn Thái Đen, nhưng ở đây thì ngược lại. Người Thái Đen đã ghi chép ngôn ngữ của mình bằng mực thỏi và bút lông. Họ nâng niu những người trung thành với chế độ phong kiến và ít nghiêng về việc trở thành người Việt Nam như là Thái Trắng. Các bức tranh của Despujols về Thái Đen và Thái Trắng cho thấy họ là chị em, ngoại trừ sự khác biệt về màu sắc của áo (trang 481).
Người ta ước tính ba phân tư vùng thượng du Bắc Kỳ được cư ngụ bởi người Thái. Ở đây, ngoài Thái Trắng và Thái Đen còn có người Thổ, Nùng (Giai) [Giáy?], Nhang [?], và nhiều thành phần khác của chủng tộc đó.
Do có mưu tính xáo trộn ở vùng núi Bắc Kỳ, một số trong các nhóm này đã kết hợp với nhau thành một Liên Bang Thái dưới sự lãnh đạo của một ông hoàng thế tập. Họ đã bày tỏ ý chí kháng cự lại bất kỳ sự xâm nhập và chiếm đóng nào trên các phần đất của họ.
Chống lại súng máy và súng cối các khẩu súng rèn bằng tay và cung tên không mấy hữu dụng, nhưng dân miền núi có một truyền thống ngoan cường về tự do.
Tại các ngôi làng bộ lạc biệt lập, người dân sống và canh tác các loại cây như ngô, lúa mạch, khoai và đôi khi cây thuốc phiện bằng cách phá rừng. Một số nhà là túp lều thô sơ dựng trên các cọc cắm trên sườn đồi; một số khác được dựng trên nền đất.
Dân chúng e lệ nhưng hiếu khách. Một người trong chúng tôi vẫn nhớ cử chỉ thân thiện của việc được ông tù trưởng làng Mèo tặng hai quả trứng gà vì ở ngôi làng nhỏ bé của ông trứng gà hiếm.
Phải thú nhận rằng được chụp ảnh các phụ nữ bẽn lẽn, ăn mặc y phục tươi vui hay nhìn thấy các đàn ông Mèo nhảy múa trong điệu xoay vòng như giáo sĩ Hồi Giáo theo âm thanh đơn giản của kans [kèn ?] ống tre thì thú vị hơn việc qua đêm trong các ngôi nhà um khói, nơi mà đàn lợn tự do qua lại. Những ngôi làng trên đồi, trông từ đàng xa rất thơ mộng lại có thể dơ bẩn đến khó tin.
Cao điểm trong kinh nghiệm của Williams [một trong hai tác giả, chú của người dịch] với người dân bộ tộc này xảy ra trong một hôm khi ông đi xe lên vùng Nguyên Bình [?] và Thất Khê.
Hàng trăm dân làng đi xuống thị trấn, nhiều người mặc lễ phục đẹp nhất của họ. Đứng trước máy chụp ảnh của ông, họ miễn cưỡng và khuôn mặt cúi xuống. Bất kể y phục bắt mắt của họ, những trinh nữ miền núi trẻ trung rất e thẹn.
Tuy nhiên, giữa họ với nhau thì rất vui vẻ. Các chàng trai trẻ và thiếu nữ cùng tham dự một trò chơi có vẻ như một trò kết hợp bắn ná và bắn cung của David, cười đùa và la hét với một niềm vui hồn nhiên. Kết thành từng đôi, họ lần lượt ném các quả còn có đuôi dài vào một mục tiêu bằng giấy trên cao, và sẽ không hài lòng cho đến khi họ quăng trúng. Nếu một người ném không trúng mục tiêu, kẻ kết bạn cố gắng tóm bắt quả còn phía đàng đuôi trước khi nó chạm mặt đất.
Đó là một cơ hội để các thanh niên nam nữ biểu diễn. Trong thực tế, các thiếu nữ cũng điệu nghệ không kém với bàn chân trần nhanh nhẹn. Trong niềm thích thú của trò chơi, các thiếu nữ thắt eo, nâng cao bộ ngực này biểu lộ năng lực và sự tao nhã của thể thao thế vận hội Olympia và bày tỏ một tình đồng đội vui tươi.


Ảnh 4: Họa Sĩ trong Phòng Vẽ Đang Kiểm Tra Một Kiện Hàng Chở Về Pháp, Các Bức Tranh Đông Dương Quý Giá Của Ông.
Jean Despujols sáng tác khoảng 300 họa phẩm tại Đông Dương. Ông đã mang chúng về sinh quán tại Pháp ngay khi Thế Chiến thứ II bùng nổ. Sau đó, ông trở thành công dân Hoa Kỳ. Tại đây, trong năm 1948, tuyển tập của ông được chở đến Shreveport, Louisiana. Ba trong số các bức tranh này, kể cả bức săn hổ, được sao chụp ở các trang 467, 474, 479.

“Bàn Cờ” Nơi Các Thiếu Nữ Là “Con Cờ Đàn Ông”
Một trò đánh cờ tân kỳ được người Mán Cốc và Mán Tiền chơi . “Bàn cờ” là một mảnh ruộng, được vạch thành các ô vuông bởi các thanh tre dài, chẻ đôi. Các thiếu nữ mang đồ trang sức bằng bạc và các búp sợi chỉ là các “con cờ”. 
Họ di chuyển từ ô vuông này sang ô vuông khác theo bước đi của các chủ tướng chơi cờ, những người ngồi dưới một nơi trú náu sơ sài gần đó. Khi một con cờ -- tức thiếu nữ -- bị ăn, cô ta rời bàn cờ và nhập vào các khán giả.
Các niềm vui đơn giản, thưa đúng vậy. Nhưng ở đây là một trò giải trí vui tươi cho một người cầy cấy trên các nương đồi ban ngày.
Ngày chợ phiên tại các thị trấn yên tĩnh mang không khi hội chợ của huyện [county fair, ở Hoa Kỳ, chú của người dịch], với các trò chơi cờ bạc và xen kẽ bởi các màn trình diễn của các diễn viên người An Nam. Với bộ lông đẹp đẽ và lớp lụa mềm mại dân làng thực sự trở thành những con chim đẹp thực khó để mô tả. Các ban nhạc của họ thì ồn ào!
Thật là một hành trình không được đo bằng số dặm đường khi quay trở về (từ các ngôi làng đồi núi hay các thị trấn vùng nông thôn để tham dự một buổi tiệc rượu hay một cuộc uống trà khiêu vũ tại Hà Nội) . Hà Nội tự mình phân chia thành một thành phố Âu Châu được xây dựng đẹp đẽ với một thị trấn bản xứ nơi mà các cô hàng hoa trang phục nhầu nhĩ bày bán các bó hoa dọc theo bờ hồ trong phố. Thủ đô một thời hòa bình này đã ít bị tổn hại bởi chiến tranh.
Nhưng một vài điều gì khác hiện ra khi ta lấy xe đi qua vùng thôn quê bao quanh Hà Nội và nhìn thấy các đường lộ được canh gác bởi các binh sĩ có vũ trang để thăm viếng các ngôi làng và các thị trấn đã bị tàn phá đến nỗi không còn viên gạch nào còn chồng lên viên gạch khác.
Các binh sĩ của ông Hồ Chí Minh đã buộc dân làng phải đập phá các ngôi nhà của chính mình khi họ rút quân trước người Pháp hai năm trước đây và sau đó các viên gạch và gỗ cũng phải được mang đi. Tại một vài thị trấn bị bỏ rơi trong sự vội vã, các tháp chứa nước và các công ốc chính bị phá nổ tung để ngăn cản người Pháp sử dụng.
Người ta nói rằng lực lượng nào kiểm soát được hai đồng bằng nhiều lúa gạo của Bắc Kỳ và Nam Kỳ thì sẽ kiểm soát được toàn thể Việt Nam. Vào lúc chúng tôi đang viết, phần lớn hai khu vực này nằm dưới sự kiểm soát của binh sĩ Pháp và Việt Nam, đôi khi có những chuyện như bắn sẻ, chính sách tiêu thổ và các cuộc đột kích ban đêm.
Người ta nhìn thấy ít nụ cười hơn trên khuôn mặt của những nông dân có nhà ở bị tàn phá và những con trâu bị lính Nhật làm thịt trong Thế Chiến II hay đã bị Việt Minh lấy mất. Nhưng ngày nay, như mãi mãi, tấm lưng của người nông dân đang còng xuống trên đồng lúa sình lầy của họ để có hạt gạo vừa đủ nuôi cho mọi miêng ăn của xứ sở.

CÁC TRANH VẼ CỦA HỌA SĨ DESJUPOLS

Tranh 1: Angkor Đổ Nát Tái Tạo Các Điệu Múa Của Các Vũ Công Apsarases, Các Thiếu Nữ Hợp Xướng Của Các Vị Thần Ấn Độ Giáo
Tạp Chí National Geographic Magazine giới thiệu một loạt 16 trang gồm các tranh vẽ của ông Jean Despujols, một họa sĩ Hoa Kỳ gốc Pháp. Trước khi chiến tranh tàn phá Đông Dương, ông đã dành hai năm để họa chân dung các dân tộc của nó, từ người Căm Bốt, Việt Nam và Lào văn minh cho đến các bộ lạc miền núi chưa bình định xong.
Thiếu nữ Căm Bốt này, tay cầm hoa sen linh thiêng và búp hạt sen của nó (tay trái), đứng tại Angkor, thành phố-đền đài Ấn Độ mà tổ tiên của cô, người Khmers đầy tài năng, đã xây dựng từ bẩy đến mười thế kỷ trước đây (các trang 468, 469, 470, 471). Trên các bức tường họ đã chạm khắc chân dung của hàng trăm vữ công tế lễ. 
Nếu diễn viên nhảy múa tại triều đình Căm Bốt ngày nay, cô sẽ thay các tấm khăn khoác ngoài sơ sài bằng hàng thêu nặng nề, nhưng giống như các tiền nhân thời xây dựng Angkor, cô sẽ đóng các vai cổ điển xa xưa của Ấn Độ, Mahabharata và Ramayana.

Tranh 2: Người Khmers Bỏ Phế Các Hành Lang Điêu Khắc và Các Ngọn Tháp Vươn Cao ở Khu Đền Angkor Wat; nguời Pháp Cứu Vãn Chúng Từ Khu Rừng


Tranh 3: Các Vũ Công Sống Động, Ma Quái Tô Phấn Trắng, Trình Diễn Tại Khu Đền Angkor Đã Chết Dưới Ánh Đuốc.
Tranh 4: Các Vị Thần Đã Biến Mất; Con Hổ Chiếm Giữ Sân Ngôi Đền Của Họ. Con Hổ Không Đứng Làm Mẫu Để Vẽ, Nhưng Tiếng Rống Của Nó Khiến Họa Sĩ Phải Ôm Đồ Nghề Bỏ Chạy



Tranh 5, Tranh 6: Những người con gái của tộc Khmers và Mông Cổ Phản Ảnh Sự Hợp Chủng của Đông Dương.
Tranh 5, Bên Trái: Thiếu nữ Căm Bốt, một vũ công tại Angkor Wat trong mùa đông, thuộc đoàn vũ hoàng gia ở Nam Vang, được hướng dẫn bởi mẹ nuôi của cô, một vị công chúa. Cô xuất hiện trong trang phục ngày Chủ Nhật. Khu Đền Angkor Wat hiện thân như một trong các thành tích kiến trúc vĩ đại nhất của thế giới.
Tranh 6, Bên Phải: Cô gái Mèo ăn mặc ấm áp để chịu đựng khí hậu buốt giá của làng miền núi cạnh biên giới Trung Hoa của cô. Tóc cô được quấn vào trong một cái khăn vấn bịt đầu làm bằng lông đuôi ngựa bện lại.

Tranh 7: Các Lá Phướn Giống Như Con Diều Của Giàn Thiêu Xác Tạo Ra Điệu Nhạc Trong Gió Nhẹ Như Các Chiếc Thụ Cầm (Đàn Hạc) Của Vị Thần Gió.
Ngôi đền tháp nhọn này, được thấy tại Siemreap, cất giữ thân xác và giàn thiêu của một nhà sư Phật Giáo. Mặc dù được dựng bằng tre và giấy có thể đốt cháy, nó sẽ không bị châm lửa mà lại được tháo gỡ đi.
Các nhà sư Phật Giáo trong áo choàng khoác ngoài màu vàng của sự khiêm tốn, hướng mặt về phía đền. Người Việt Nam ngồi xổm đang ăn cơm bán bởi một người bán hàng rong. Các người Căm Bốt tháp tùng một vị cao tăng được khiêng trên một chiếc kiệu
Phật tử Căm Bốt theo phái Hinayana, hay Tiểu Thừa. Phần lớn các người đàn ông đều phục vụ tại các tu viện một phần đời của họ.
Tranh 8: Những Cây Dừa Đong Đưa Trong Các Làn Gió Mùa Thổi Vào Từ Vịnh Xiêm La
Em gái nhỏ bế em này, đi theo họa sĩ khắp nơi ông đi đến khi ông vẽ tại làng . Bố mẹ người Việt Nam của cô bé, có thuyền độc mộc nằm bên cạnh ngôi nhà mái tranh của họ, là dân đánh cá, giống như các dân làng khác.
Cuối mỗi chiều, khi những người đàn ông đi biển về, họa sĩ nhìn thấy những người phụ nữ chia cá tùy theo số con của họ.
Ngoài cá, người ta ăn dừa và gạo. Các cây dừa che khuất tầm nhìn thấy các cánh đồng lúa .

Tranh 9:  Đàn Ông Radé, Miệng La “Giết Loài Giết Người”, Tấn Công Một Con Hổ Với Các Ngọn Giáo và Cung Tên. Con Hổ Bạn Của Nó Nằm Chết Phía Góc.
Tranh 10 ; Tranh 11: Con Gái và Con Trai, Các Thành Viên Của Bộ Lạc Davak Sơ Khai, Cắt Tóc Ngang Trán và Dũa Răng Cho Nhọn
Người Davak sống ở miền núi, có nguồn gốc Indonesian, thuộc vào một nhóm dân xa xôi được gọi chung là “Mọi”, có nghĩa “mọi rợ”. Là các kẻ săn bắn gan dạ, người Mọi sẵn sàng đối diện với các con hổ, voi, và thú hoang. Một số theo mẫu hệ, chuyển giao danh tính và tài sản qua người mẹ. 
Người thanh nam tô điểm kiểu tóc của mình với một chiếc gương “chiếu hậu”
Tranh 12: “Dẫy Núi Với 99 Ngọn” Lởm Chởm, “Xương Sống Của Con Rồng An Nam”, Đột Nhiên Trổi Lên Từ Các Đồng Lúa Phẳng Như Mặt Bàn.
Những con trâu quá chậm chạp đến nỗi chúng có vẻ chỉ hơi nhúc nhích đang cày đất ngập nước. Những người đàn ông và đàn bà đang cấy . Bên trái, một chiếc thuyền đang chạy trên Sông Đáy, một chi lưu của sông Hồng.
Quân du kich Việt Minh cộng sản ẩn trốn vùng núi đồi Bắc Kỳ nhiều lần đột kích các lực lượng Pháp kiểm soát các đồng bằng.


Tranh 13 và Tranh 14: Vẻ Thanh Nhã Của Con Gái Trung Kỳ Và Dáng Khỏe Mạnh Của Con Gái Bắc Kỳ Phản Ảnh Sự Tương Phản Giữa Các Chủng Tộc Chị Em Của Việt Nam
Yêu [Yến?] (bên trái) đang trồng lúa gần Huế, nơi đặt triều đình An Nam cũ, khi họa sĩ tìm thấy cô ta. Ông nhận xét: “Về nét thanh tao hiển nhiên của cô, các hoàng đế-thi sĩ trước đây là các kẻ chịu trách nhiệm, họ đã tuyển chọn các phụ nữ xinh đẹp nhất để phục vụ trong triều”.
Xuân (bên phải) “trở nên chua chát và cứng cỏi” bởi các sự túng thiếu. Trồng lúa, đắp đê, và đẻ con là số phận của cô ta. Hơi thở nhẫn nhục có vẻ như toát ra qua đôi môi của cô.” Trong nhiều thế kỷ, ngôi làng duyên hải của cô đã là miếng mồi của hải tặc Trung Hoa.

Tranh 15: Người Lào Ngược Dòng Nước Xiết Của Sông Cửu Long Bằng Thuyền Độc Mộc Khoét Ruột Có Gắn Động Cơ. Vài Người Đứng Canh Trông Chừng Các Hòn Đá Lộ Ra Bởi Luồng Nước Cạn.

Tranh 16 và Tranh 17: Các Trinh Nữ Lào (bên Trái) và Wouni Gợi Nhắc Họa Sĩ Về Nữ Hổ Tướng và Đức Mẹ Đồng Trinh.
Nàng Bouddhi dịu dàng (trong khăn quàng màu vàng), trái với sự biểu lộ quả quyết, đôi khi dữ dội của cô. Sinh ra là người bình dân, cô ta là một nhà quý tộc hoang sơ. Cô gái Wouni, ngọt ngào và tử tế, đã sốt sắng đi bộ hai ngày từ ngôi làng miền núi của cô để giữ đúng hẹn với Họa Sĩ Despujols.

Tranh 18: Sương Tan Buổi Sáng Từ các Đỉnh Núi Của Lào Phát Lộ Một Dòng Sông An Lành. Nhan đề của Họa Sĩ: Thức Dậy Tại Nam Khan: Awakening on the Nam Khan”.

Tranh 19 và Tranh 20: Toàn Thể Thị Tộc Được Gọi là Thái Trắng (Bên Trái) hay Thái Đen, Theo Màu Áo Của Phụ Nữ
Những người Thái này giữ lại nhiều phong tục cổ. Các phụ nữ bám chặt lấy các kiểu cách của tổ tiên, cho dù đàn ông thường chấp nhận y phục An Nam.
Cả hai người làm mẫu đều tô điểm các áo chẽn bằng các chiếc cúc bằng bạc. Thiếu nữ Thái Trắng, con gái một tù trưởng, mặc một chiếc váy bằng lụa có dấu hiệu riêng. Cô gái Thái Đen, thực ra trắng như ngà, đeo ở dây thắt lưng các chìa khóa của nhiều két để tiền, cho thấy sự giàu có.
Tranh 21: Đường Lộ của Bắc Kỳ Dẫn Đến Trung Hoa Đỏ Không Có Các Dấu Hiệu Của Các Cuộc Giao Tranh Chua Chát Của Chiến Tranh Du Kích
Ba bộ tộc xuất phát từ Trung Hoa hiện sinh sống tại vùng này và canh tác các cánh đồng lúa bực thang của nó. Họ giữ một vẻ xa cách lạ lùng với người khác, chỉ gặp mặt tại nơi họp chợ hay trên cao nguyên. 

Các Bức Tranh Phát Lộ Các Sự Khác Biệt Về Chủng Tộc
Mặc dù Việt Nam hoàn toàn nằm trong khu vực xích đạo, mỏm cực bắc của nó gần chạm đường Hạ Chí Tuyến (Tropic of Cancer). Mùa đông của nó tiếp giáp với khí mát lạnh lẽo. Các bức tranh của Despujols nơi trang 477 thể hiện khí hậu mát lạnh hơn này được phản ảnh nơi hình thể của dân chúng, bởi người dân ở Bắc Kỳ thì tráng kiện hơn những người xa hơn về phía nam, nơi Việt Nam vươn sâu xuống vùng Nhiệt Đới nóng bức.
Nhưng đã có sự khác biệt giữa cô Xuân với khuôn mặt to của Bắc Kỳ với người chị em có xương nhỏ nhắn hơn tại vùng gần Huế trong các tranh vẽ của Despujols, chứ không chỉ có khác nhau về khí hậu. Một phần vì nhiều thế hệ được nuôi dưỡng tại các triều đình cổ xưa của Trung Kỳ.
Trong những năm hòa bình, khi lái xe dọc theo Con Đường Cái Quan mà không có sự lo sợ bị phục kích, chúng tôi lấy làm sững sờ bởi sự tương phản của người dân ở hai bên bờ đối diện của Ải An Nam, phần mũi núi nhọn thò đuôi cắt ngang con lộ, khoảng giữa đường Hà Nội và Huế.
Đứng trên đỉnh núi, nơi có dựng lên một công trình kiến trúc đã từng có thời đánh dấu sự phân chia Bắc Kỳ và Trung Kỳ, người ta để lại đàng sau phần lớn các người Bắc Kỳ gò má rộng, lùn mập, có các người đàn bà mặc váy màu nâu bùn, và đội các chiếc nón [quai thao, ND] phẳng, to như bánh xe bò.
Xuôi nam là những cô gái An Nam mảnh mai, mặc quần và áo dài may sát người. Ở đây có các chiếc nón lớn, nhưng có hình dạng giống như các chiếc nấm to, chứ không phải như các khay trà phẳng lộn ngược cao chừng ba phân Anh (inch).
Huế tự nó mang ý nghĩa “Hòa Thuận: Concord” [?], và trong nhiều năm nó có vẻ là một danh xưng thích hợp một cách độc đáo. Trong lòng các cung điện cổ kính, xây theo kiểu Trung Hoa của nó bên bờ sông Hương thơm mùi hoa, đời sống có vẽ tĩnh lặng và an tâm.
Khi các mùi vị Phương Đông bốc lên từ các làn khí nóng ẩm ướt, “sông Hương” có vẻ là một uyển từ êm tai. Nhưng hương thơm của Huế không mang quá nhiều mùi vị cho bằng ý nghĩa của sự hấp dẫn về lịch sử.
Không phải do nhà quy hoạch thành phố có tầm nhìn xa, tìm kiếm các trục lộ mậu dịch hay các công nghiệp, đã lựa chọn địa điểm cho thành phố. Việc đó được làm bởi các nhà phong thủy, tìm cách trốn thoát khỏi các ma quỷ độc ác. Giống như ở Bắc Kinh xa xôi, nơi mà Huế thường gửi cống phẩm đến, ba bức tường thành đồng tâm được bổ sung cho sự bảo vệ kinh đô, Hoàng Thành, và Tử Cấm Thành. Nhưng các bức tường đã không bảo vệ các giấc mơ – hay các niềm hy vọng; nhiều tòa nhà trong cung điện mới bị đốt hồi gần đây và các nhà kho của chúng bị cướp bóc.
Trước khi người Pháp bắt đầu chuyển giao quyền hành chính trị cho các nhà chức trách Việt Nam, Hoàng Đế Bảo Đại (Greatness Sustained) đã là vị vua thế tập nơi đây. Giò này ông trở thành Quốc Trưởng của Việt Nam. Và với sự thay đổi chính trị này, nhiều giấc mơ của Huế, dựa vào tổ tiên hào hùng và ghi khắc “Danh Biểu Nhân Vật” trên các bia đá tưởng nhớ đã bay đi.
Nếu các bức tường thành và Thiên Đàn Tế Trời của Huế làm liên tưởng đến Bắc Kinh, Hoàng Thành, các lăng tẩm của nó cũng gợi nhớ đến các ngôi mộ nhà Minh Trung Hoa ở cuối con đường có tượng đá đứng xếp hàng hai bên. Cho đến gần đây, hoàng gia tại Trung Kỳ còn thực hiện các truyền thống đã bị chấm dứt tại Trung Hoa với sự sụp đổ của nhà Mãn Châu năm 1912.
Một phi công, bay trên Hiếu Lăng [? Tomb of Filial Piety] của Huế, có thể nhìn thấy các bồn hoa kết thành hình chữ THỌ - mang ý nghĩa Vĩnh Cửu (Eternity). Trên gò đất gần bên, các màu cờ của Hội Địa Dư Quốc Gia Hoa Kỳ (National Geographic Society) có vẻ sẽ thích hợp. Màu Xanh Của Trời, Màu Nâu Của Đất, và Màu Lục Của Nước tượng trưng cho Ba Quyền Năng mà mọi người Trung Kỳ đều cúi đầu vái lạy.
Trong Tháng Ba, 1942, vua Bảo Đại cử hành buổi lễ ba năm một lần (triennial) [?] cuối cùng lên vị Chúa Tể Tối Cao. Tháng Ba năm 1951, một lần nữa sẽ là thời điểm cho hành vi tôn quý nhất trong tín ngưỡng An Nam nếu các lực lượng chính trị không gây ra sự bãi bỏ nó, như ở Trung Hoa.

Cuộc Sống Trên Thuyền Tại Huế
Trên các thủy lộ yên tĩnh bị đám cây cối làm nghẹt đường của Huế, đời sống trên thuyền xem ra thơ mộng. Trên các chiếc thuyền này, các người đi thuyền với cẳng chân để trần, đứng trong bóng che của chiếc mũ dùng để chụp tắt ngọn nến, mặt hướng về phía trước khi đẩy mái chèo. Hẳn phải là một đời sống cực nhọc, nhưng khi chiếc thuyền sơn dầu vàng lướt qua làn hơi ẩm nóng hay bóng che lốm đốm ánh mặt trời, người ta cảm thấy như thể có một đạo diễn ẩn mình đang bài trí “màu sắc tại chỗ” cho vẻ đẹp như tranh của nó.
Từ Quảng Trị, cách vài dặm về phía tây bắc Huế, một con đường chắn ngang xương sống của rặng núi xanh lục nằm giữa Biển Đông và Thung Lũng Sông Cửu Long, phân chia Trung Kỳ và Lào. Williams đã đến Savannakhet và gặp một ban tiếp đón của các thiếu nữ có màu sắc vui tươi, cầm các cành hoa có mùi thơm dịu ngọt, và đang chờ để trình diễn một cảnh tán tỉnh yêu thương làm khoan khoái giới trẻ Lào (trang 485).

Ảnh 5: Các Chủ Tế Mặc Áo Lụa, Nâng Các Đồ Cúng Lên Cao, Cử Hành Lễ Thanh Minh Dành Cho Người Chết.
Lê Văn Duyệt, một anh hùng Việt Nam một thế kỷ trước đây, được thờ cúng tại lăng và đền của ông gần Sàigòn, hôm 4 Tháng Tư, 1950.



Ảnh 6: Các Thanh Niên Thôn Quê Lào Tập Dượt Ban Ngày Cho Cuộc Ve Vãn Tỏ Tình Đầu Năm, Một Màn Ngoạn Mục Diễn Ra Vào Buổi Tối
Khi mặt trăng hiện lên tại Savannakhet, người chụp ảnh đã nghe các chàng trai và các cô gái trao đổi những lời tán dương tình yêu bằng các câu thơ ứng khẩu. Các thanh niên này đang khiêng một tháp lộng lẫy đến khu phụ nữ.
Trong khi các thiếu nữ quàng khăn mầu cầu vồng tỏ bày sự tôn kính, năm tù trưởng người Lào trong buổi lễ long trọng đã buộc một chuỗi sợi chỉ quanh cổ tay họa sĩ như một biểu tượng của thiện ý nhằm bảo đảm cho chuyến bay an toàn về Âu Châu và một lần về nhà hạnh phúc ở Hoa Thịnh Đốn.
Tại Paris, ít ngày sau đó, có vẻ như dân chúng ở đó cũng mê tín như ở Lào. Nhận thấy sợi dây chỉ đơn giản này quanh cổ tay của ông Williams, một thiếu nữ Paris yêu cầu được sờ vào nó. Trong vài phút, hàng tá người khác cũng yêu cầu được làm như thế. Một người còn khao uống rượu sâm-banh.
Ngày đó bà Williams tại Hoa Thịnh Đốn đã đọc ba mẩu tin liên hệ nhau một cách khó hiểu: một, bức thư từ Sàigòn nói rằng ông Williams có thể trở về bằng chiếc tàu chạy bằng hơi nước; một, bức điện tín loan báo ông đến Paris bằng máy bay; một, đoạn tin trên báo cho hay chiếc thuyền đáng lẽ ông sẽ đi đã mất tích như thế nào ở ngoài khơi Socotra, với 69 người bị chết.
Mãi cho đến khi ông trở về nhà, vòng chỉ sợi đeo tay may mắn đã sờn, mang các lời cầu nguyện của người Lào cho việc về quê may mắn, mới được gỡ ra khỏi cổ tay của ông!
Khi một người đi xe xuống hướng nam từ Savannakhet tới Stungtreng, một âm thanh báo hiệu tăng dần trong nhịp rống liên tục. Xuôi xuống hạ lưu con sông, người ta nhìn thấy các đám mây đầy sương treo trên bàu trời trong vắt. Qua âm thanh và cảnh tượng, người ta biết rằng mình đã đụng vào một vách ngăn đá trên đó dòng Cửu Long mãnh liệt vấp phải và đập vào đó là những dòng nước chảy xiết chết người và các vách đá sắc nhọn khiến không có sự thủy hành nào có thể thực hiện được.
Trước khi các chiếc máy bay cắt giảm các chướng ngại vật của trái đất, các tàu hơi nước đã chiến đấu trên luồng ngược dòng qua các khe núi của sông Dương Tử tại Trung Hoa. Nhưng không có tàu nào chiến thắng được Thác Nước ở Paphang, gần Khone, trên một con sông vĩ đại khác này của Á Châu.
Một thế kỷ trước đây, các chính khách đã nghĩ rằng người ta có thể đi theo con sông Cửu Long đến Trung Hoa. Nhưng Thác Paphang đã chặn đường đi của Ernest M. L. Doudart de Lagrée và Francis Garnier. Khi Jean Dupuis trong năm 1873 chỉ cho thấy rằng sông Hồng là con đường dẫn đến Vân Nam, Bắc Kỳ trở thành địa điểm hàng đầu trong cuộc chạy đua đến đế quốc.
Các chiếc thuyên đi sông bản xứ dài, giờ đây được gắn động cơ, đã dành thắng trên nhiều đoạn của con sông và chạy ngược dòng nghe bình bịch cho đến Luang Prabang. Một số phà cũng vượt qua các hàng rào cản của các con sông dọc theo Con Đường Cái Quan cùng các con lộ nhỏ, chậm hơn, dài 1,600 cây số, và băng ngang qua sông Cửu Long tại nhiều địa điểm nay là chuyện bình thường.
Đêm đổ xuống tại núi rừng nhiệt đới có một tính chất hoài niệm. Ngọn đuốc thô sơ được cầm bởi một người bản xứ thân thiện, đứng trong khu rừng rậm hay gần một con rắn bằng đá dựng đứng, gợi lên một cảm giác về tình liên đới trong một cõi ma thuật u huyền. Giờ đây, dọc theo các đường mòn như thế, không phải lúc nào cũng có ánh đèn của ngọn đuốc thân thiện, bốc khói, hay sự chiếu sáng của các con đom đóm, mà là tiếng nổ giòn, sắc của một khẩu súng của kẻ bắn sẻ.
Ở gần thác nước ầm ỹ, một con đường cắt sang hướng đông chạy tới bờ biển tại Bình Định. Một nhánh khác nối dài về phía nam xuyên qua Kratie đến Sàigòn. Một nhánh rẽ trái ở Kratie cũng đâm ra phía đông chạy tới bờ biển.
Lối đi kể sau xuyên các các đồi cây hoang dại và các cao nguyên cỏ mọc của rặng An Nam [rặng Trường Sơn], nơi cư trú của nhiều sắc dân hỗn chủng hơn của Đông Dương. Bởi ở đây là các người Mọi sơ khai. Mọi, một lần nữa, là một từ ngữ bao quát có nghĩa đơn giản “mọi rợ, hoang dại”, và dưới tên gọi này là các nhóm Radé, Jarai, Sedang, Davak (trang 475), Khasi, và nhiều bộ tộc khác.
Không giống như người dân vùng đồi núi miền bắc, các người này thuộc tộc Indonesian. Cũng vậy, không giống như các bộ tộc trang điểm vui tươi đó, những người này trang phục thô sơ.
Trên các đường mòn và các ngôi làng biệt lập, chúng tôi nhìn thấy đàn ông chỉ đóng khố hình chữ G và quấn khăn trên đầu. Phụ nữ của họ tự tô điểm bằng chiếc váy đơn giản, chuỗi hạt ở cổ, và các khoen bằng đồng thau hay sợi đồng lủng lẳng từ các lỗ bấm tai chảy xệ xuống. Một số người say mê đồ trang sức lòe loẹt hơn, mang những chiếc vòng bằng đồng thau cuộn tròn từ cổ tay lên tới khuỷu tay và các móng tay được sơn màu đỏ tươi bằng mủ cây.
Ở đây nhà làm bằng tre và tranh, dựng trên các chiếc cọc. Một số nhà dài hàng trăm bộ Anh (feet) và có vẻ giống như các nhà theo từng dẫy, ngoại trừ chúng chỉ có một lối ra vào duy nhất! Nhiều gia đình liên hệ cùng sống dưới một mái nhà.
Hiển hiện nhất ở bên trong, gần như không có đồ đạc thiết bị, là các dãy bình rượu gạo được xếp dựa vào vách. Giống như các nhà bộ lạc khác, chúng không có ống thông hơi, nhưng làn khói đen sau rốt thoát qua mái tranh có một lợi điểm là phục vụ như loại thuốc đẩy lui các con muỗi.
Trong số các người Radé và Jarai, hai sắc dân có dân số đông nhất và phát triển cao độ trong các bộ tộc Mọi này, các quyền hạn của phụ nữ là điều không có gì cần thắc mắc. Bởi ở đây chế độ mẫu hệ thịnh hành, cả tài sản và tên họ đều được truyền thừa qua người mẹ.
Bởi thường có nhiều con trai hơn con gái trong bộ lạc, các cô dâu cũng ở vào vị thế tốt để mặc cả.
Ảnh 7: Dòng Nam Khan Uốn Mình Xuyên Qua Các Ngọn Đồi Hỗn Độn Tiến Tới Chỗ Hợp Nhất Với sông Cửu Long tại Luang Prabang
Xứ Lào sương mù, mơ mộng thoát khỏi các tác động xấu nhất của cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn của Việt Nam. Đây là cảnh mùa khô của nó, khi các bãi cát nằm phơi mình và các người chèo thuyền không gặp khó khăn để chống sào đi qua luồng nước hẹp. Những cây dừa (cau) cao, nguồn cung cấp hạt cau, mọc dọc bờ sông. Muốn có cái nhìn của họa sĩ về Nam Khan, xem tranh vẽ nơi trang 480.

Ảnh 8: Lính Lê Dương Gốc Nước Ngoài Của Pháp, Chải Chuốt Trước Khi Tiến Vào Trận Mạc, Đang Sử Dụng Một Dòng Nước Trên Đồi Giặt Quần Áo
Họ chiến đấu với một kẻ địch lẩn trốn, hoàn toàn vô hình, những kẻ khủng bố Đỏ của ông Hồ Chí Minh, thường tấn công vào ban đêm và sau đó biến dạng vào vùng đồi núi.
Các Quy Luật Nghiêm Ngặt Của Việc Làm Mai
Bước đầu tiên của bất kỳ cuộc làm mai nào cũng phải bắt đầu với cha mẹ của chàng thanh niên. Khi tiếp xúc lần đầu, họ mang quà biếu bằng trầu, một cử chỉ được biết rộng rãi như là “cuộc thăm viếng với món quà nhỏ của lá trầu đến chiếc cổng vườn nhỏ”. Nếu được đón tiếp thuận lợi bởi cha mẹ cô gái, khi đó món quà thứ nhì và cầu kỳ hơn được trao tặng. Thường nó gồm cả gà và gạo cũng như trầu.
Nếu mọi việc tiến triển êm xuôi, chàng thanh niên có thể tự minh kết hợp sự tán tỉnh với công việc làm trong nhà cha mẹ cô dâu để trả cho phí tổn lấy cô gái.
Tại một số đảo ở Thái Bình Dương, cặp tình nhân đốt cháy “các vết sẹo tình yêu” trên cánh tay của nhau; ở đây các người yêu nhau trong bộ lạc rạch mặt nhau như một dấu ấn hay chữ ký của hôn khế!
Mặc dù trong bản chất là các người theo nghiệp nhà nông, nhiều người đàn ông Mọi là các nhà săn bắn và lùng bắt tuyệt hảo cho cuộc săn bắn lớn, diễn ra rất nhiều trong vùng. Đặc biệt người Mnong, sống ở phía tây Ban Mê Thuột, nổi tiếng là các kẻ săn voi giỏi. Bắt và thuần hóa các con voi con mang lại một nguồn lợi tức quan trọng.
Đà Lạt, trạm nghỉ mát vùng núi đồi thú vị cho một Sàigòn phức tạp, nằm trên các ngọn núi này, nơi mà người Radé gần như trần truồng di chuyển trên các lối đi, đeo theo cung tên và các giỏ sản vật. Hoàng Đế Bảo Đại sống phần lớn thời giờ của ông ở Đà Lạt này hơn là ở Sàigòn, thủ đô. Ông và các viên chức khác đi lại bằng máy bay.
Một vài tháng trước đây một trong chúng tôi có được hân hạnh đi bằng máy bay, bởi một đoàn xe cơ giới di chuyển từ Sàigòn lên trạm nghi trên núi bị phục kích và hơn nửa số xe bị phá hủy.
Sàigòn vui vẻ mang hương vị Paris của vài năm trước đây giờ không hoàn toàn tươi tắn như thế. Mặc dù các quả lựu đạn thỉnh thoảng được ném vào các quán cà phê mở cửa phía trước và các rạp hát, nó vẫn duy trì được một mức độ yên lặng khá tốt (trang 462).
Mùa xuân vừa qua, khi ông Moore [một trong hai tác giả của bài viết này, chú của người dịch] ở đó, lệnh giới nghiêm ban đêm nghiêm ngặt đã được gỡ bỏ. Các quán rượu và sòng bạc tại phố Tàu kề cận ở Chợ Lớn một lần nữa lại lung linh với ánh lụa mượt mà, và tiếng kêu sôi nổi của giọng nói vượt lên trên tiếng rao đơn điệu buồn tẻ của hồ lì [sòng bạc].
Một buổi tối, mặc dù đạn súng cối vẫn nổ tại các đầm lầy bên sông ven thành phố, ông đến tham dự một buổi dạ hội tại Hội Quán Đua Ngựa (Cercle Hippique), nơi mà các phụ nữ Pháp mặc áo choàng bằng vải nhẹ cùng các kẻ tháp tùng mặc đồ trắng tinh, theo dõi các sĩ quan kỵ binh và các người cỡi ngựa khác đem lại một sự phô diễn sinh động của màn phóng qua rào cản.
Ngày kế tiếp, có buổi Lễ Thanh Minh Dành Cho Người Chết (Feast of the Đea), được tổ chức bởi các viên chức Việt Nam tại đền thờ và lăng ông Lê Văn Duyệt, vị tướng lĩnh nổi tiếng dưới triều Hoàng Đế Gia Long là kẻ đã giữ hốt ngọc của An Nam một thế kỷ trước đây. Lễ vật gồm có một con bò, một con dê, và một con heo, cùng các khay chất đầy cơm và trái cây được đặt trước bàn thờ (trang 484).
Theo nhịp bài ai điếu dài được chấm câu bởi trống, sáo, và đàn dây thanh cảnh, các viên chức ngôi đền trong áo dài màu xanh và tím, đi giầy bằng nỉ có đầu mũi giầy cong lên, và mũ vuông, đã thắp nến và hương, và cúi đầu vái lạy khi dâng cúng trà và rượu.
Di chuyển theo hướng tây bắc từ Sàigòn đến Nam Vang, và khuôn mặt của Đông Dương một lần nữa lại thay đổi. Trên các đường lộ và tại những ngôi làng tre được đánh dấu bằng các ngọn tháp chùa mảnh mai, bạn nhìn thấy các người đàn ông và đàn bà có nước da màu nâu đậm, tóc của họ được cắt ngắn sát chân tóc, và cả hai phái đều mặc thay cho quần tấm sampot, một mảnh vải quấn quanh thân thể và buộc túm phía trên như chiếc tã ở giữa hai chân. 
Trong họ cũng vậy, có nhiều tu sĩ Phật Giáo cạo đầu trọc mặc áo choàng giống như áo dài La Mã xa xưa màu vàng. Đây là những người Căm Bốt, có tổ tiên gốc Khmers từng có thời thống trị phần lớn vùng đông nam của Á Châu (trang 471).
Ngày nay Quốc Vương Norodom Sihanouk 29 tuổi trị vì trên 3,500,000 người dân hiếu khách, thân thiện này. Cung điện của ông nằm ở trung tâm thành phố ngăn nắp Nam Vang, bởi một sự éo le lạ lùng của lịch sử, có vẻ có cùng kiểu mẫu của thành phố tại Bangkok, Thái Lan.
Nhiều thế kỷ trước đây, người Khmers kiểm soát phần lớn Thái Lan, hay Xiêm La, nhưng vùng đó, cũng như kinh đô Khmer nổi tiếng tại Angkor, đã bị rơi vào tay người Thái, các kẻ đã di cư từ miền bắc xuống.
Các nhà vua chiến thắng của Thái đã tiếp nhận nhiều tập quán triều đình Khmer, bởi đối với họ, nghi thức Khmer tượng trưng cho văn hóa. Người Căm Bốt, kế đó, đã tiếp nhận một số điều gì đó mang tính chất Xiêm La khi xứ sở của họ tự tái khẳng định. Cả hai nước chia sẻ chung ảnh hưởng của nam tông Phật Giáo, Hinayana, tức phái Tiểu Thừa để thay thế cho sự thờ phượng trước đây của họ đối với các vị thần của Ấn Độ Giáo.
Trung tâm của Căm Bốt là một đồng bằng trải rộng, trơ trụi và bị thiêu đốt trong nửa phần sau của mùa khô kéo dài sáu tháng, nhưng lại xanh rì với các cánh đồng lúa khi cơn mưa hàng ngày đổ xuống trong tháng Năm hay tháng Sáu. Tại Nam Vang, người Việt Nam và người Trung Hoa là các chủ tiệm; người Căm Bốt là các viên chức nhà nước hay dân làm ruộng.
Các Bức Chạm Khắc Giống Như Tấm Rèm
Thách Đố Rừng Rú
Cả hai chúng tôi đều có mặt tại Nam Vang vào dịp Năm Mới trong tháng Tư, khi kinh đô mang phong thái lễ hội. Nhưng các cuộc nhảy múa cổ điển và hành hương đên chùa ngày hội có lẽ sẽ hay nhất khi được nhìn trong bối cảnh của khu Angkor lịch sử, với các tòa tháp bằng đá và các hình chạm khắc trông giống như tấm rèm viền hãy còn thách đố sự công kích của rừng núi, cuộc chiến đấu của chúng được trợ lực một cách may mắn bởi các công tác khai quang và sự phục hồi khéo léo của người Pháp.
Ở đó, vào ban ngày, chúng tôi đã nhìn thấy các người đi hành hương thắp hương tại các sân đền âm vang và vuốt ve các bức tượng đá khắc nổi đến độ làm cho đá cẩm thạch trơn nhẵn và bóng loáng. Ở đó, khi ban đêm nhiệt đới mang lại an bình cho khu rừng, chúng tôi tận hưởng bằng mắt một quang cảnh ngọan mục, quá mờ để chụp hinh, nhưng là cảnh mà Despujols đã chuyển lên khung vẽ.
Băng ngang dãy hào đầy sen, các ánh lửa vàng lập lòe xác định một bóng tôi trong đó năm ngọn tháp cao của Angkor Wat có vẻ ma quái nhiều hơn là các vì sao.
Bước trên con đê gồ ghề, một hình dáng to lớn, ngất ngưởng nặng nề đi qua. Một trong những con voi của ngôi đền sắp sửa bổ túc thân xác đồ sộ không màu sắc của nó cho vẻ lộng lẫy của trang phục bằng vàng, phản chiếu tia sáng của ngọn đuốc màu vàng dưới nền trời mượt nhung.
Đàng sau một đoàn vũ công, trên các khối đá nhiều tầng cao như núi, có khắc hình các vũ công Apsarases linh hoạt với các điệu bộ giờ đây được đối chiếu bằng chân và tay sống động. Các thiếu nữ nhảy múa mặt tô phấn, nói huyên thuyên trong sự hỗn độn đàng sau sân khấu vài giây phút trước đây, thủ diễn các tư thế mềm mại như thể các nhà điêu khắc vô danh đã tạo hình trên phiến đá vô hình trước khi Marco Polo nhìn thấy các công trình kỳ diệu khác tại Á Châu, nhưng lại không nhìn thấy các tác phẩm này.

Ảnh 9: Ông Hoàng Giao Chiến Với Quỷ Sứ Trong Cuộc Múa Song Đấu Bên Cạnh Các Bức Tường Nhiều Tầng Của Angkor
Đoàn kịch của Nam Vang lập lại các tư thế khắc chết vào đá bởi các nhà điêu khắc của Angkor một nghìn năm trước đây (các trang 467, 469). Ở đây, Ông Hoàng Rama (bên trái) của thần thoại Ấn Độ đánh nhau với Quỷ Ravana nhiều cái đầu để dành lại người vợ bị bắt trộm. Những người kể chuyện,  nhạc công và người hành hương choán cả hậu trường

Các Thiếu Nữ Nhảy Múa Của Đền Angkor
Tại Sabrata hay Syracuse [thành phố thuộc đảo Sicily, miền tây nam nước Ý, chú của người dịch], các diễn viên sống động mang cuộc sinh hoạt mới, ngắn ngủi đến cho khung sườn bị thời gian làm bạc phếch của các rạp hát đổ nát. Nhưng tại Angkor, trong bóng đêm vùng nhiệt đới, cả khối đá đồ sộ và các nữ vũ công sống động đều có vẻ siêu trần (các trang 467, 469, 471, 488).
So sánh với các con voi trận được khắc chìm, các con voi của chúng ta xem ra không có sinh khí, bởi chúng không chuyên chở các ông hoàng ra trận. Và các vũ công sinh động, mặc các chiếc áo thêu cứng ngắc ngày nay, xem ra ít sức sống hơn các nàng vũ công Apsarases của ngôi đền với các bầu vú tròn trịa và các nụ cười bí hiểm mà các nhà điêu khắc đã tán tỉnh từ phiến đá cứng cỏi. Song ở đây gần như một lần nữa người Khmers đã thức dậy từ đám bụi của nhiều thế kỷ.
Thành phố có tường thành bao quanh Angkor Thom, được gọi tên trong thời đại của nó là Yaҫodharapura, đã có lúc chứa đến một triệu người. Người dân đã ra đi, và nhà cửa của họ cũng đã biến mất. Nhưng ở đây vẫn còn có năm cửa vào thành phố, ngôi đên Bayon trung tâm to lớn, và các tu viện bên ngoài với các ngọn tháp trên đó bốn khuôn mặt của Lokesvara (Avalokitesvara: Phật Bà Quan Âm) mỉm cười, cũng tượng trưng cho chân dung tạc theo mẫu của Nhà Vua Jayavarman VII, vị vua xây dựng-chiến đấu vĩ đại vào cuối những năm 1100.
Các nhà vua khác trước ông cũng hiện diện rải rác trong nước với các đền thờ được chạm khắc phong phú, ngay dù trong sự kìm kẹp màu xanh của rừng, làm nổi bật sự vinh quang mà người Khmers đã vươn lên trước khi Âu Châu phóng ra cuộc Thánh Chiến của nó hay Gengis Khan lên nắm quyền hành.

Xứ Lào Với Hai Kinh Đô
Đi về hướng bắc, băng ngang qua phần phình lớn phía đông Thái Lan, một phần được bọc quanh bởi sông Cửu Long, là Vạn Tượng (Vientiane), thủ đô xứ Lào. Chính quyền ở Lào là một vấn đề, bởi các bộ trưởng hội họp tại Vạn Tượng, trong khi Nhà Vua và triều đình của ông cư trú tại Luang Prabang, ngược dòng sông lên trên xa hơn.
Bởi các bộ trưởng đi từ Vạn Tượng đến Luang Prabang để hội kiến với Nhà Vua cần đến khoảng 12 ngày bằng một trong các thuyền độc mộc có gắn động cơ chạy trên con sông lộng gió. Tuy nhiên, trong mùa khô, người ta có thể xuyên qua quãng đường bằng đường bộ hay bay đến đó trong một tiếng đồng hồ -- nếu sương mù không che khuất phi đạo bao quanh đồi.
Thật may mắn khi chúng tôi đi, các ngọn đồi được nhìn thấy rõ. Một cách chuyên nghiệp, phi công bay vòng quanh ngọn đồi có ngôi chùa nhọn trên đỉnh tại trung tâm thành phố và và lướt xuống bãi đáp ngắn.
Cả Vạn Tượng và Luang Prabang là các thành phố đền chùa yên tĩnh, và dân chúng có vẻ vui hưởng đời sống nên thơ, không mong ước gì hơn ngoài những điều được cung cấp bởi Thiên Nhiên phong phú. Một cách chắc chắn, nếu các nụ cười và lòng hiếu khách là bằng cứ xác thực, khi đó người Lào là các kẻ hạnh phúc.
Cản trở giao thông lớn nhất mà Luang Prabang gặp phải là khi các con voi của hoàng cung đi bộ ra phía sông để được tắm rửa hàng ngày hay nghỉ ngơi trước một ngôi chùa để được cho ăn các bó cỏ và nghe các câu thần chú thì thầm vào tai của chúng.
Đã sống một số năm tại Thái Lan, ông Moore cảm thấy giống như ở nhà, bởi các ngôi chùa Phật Giáo, các điệu múa dân gian, y phục, và ngôn ngữ của các người dân này gần như giống hệt với các điều như thế của miền bắc Xiêm La. Đôi khi, trong các thời đại trước đây, Lào có gửi các cây nhỏ làm bằng vàng và bạc làm cống phẩm lên triều đình ở Bangkok.
Tại các cụm núi phía bắc Luang Prabang có nhiều dân cư ngụ trên đồi là những kẻ đã di cư đến đó, để tìm sự bình an. Nhưng ngày nay, xứ Lào đang theo dõi một cách âu lo biên giới phía bắc này chống lại sự xâm lăng ít hòa dịu hơn./- 
---
*Xem trong Tạp Chí National Geographic Magazine các bài: “By Motor Trail Across French Indo-China” của Maynard Owen Williams, số Tháng Mười 1935; “Strife-torn Indo-china”, số Tháng Mười 1950, và “Along the Old Mandarin Road of Indo-China”, số Tháng Tám, 1931, cả hai được viết bởi tác giả W. Robert Moore. Các bản dịch sẽ được đăng tải nơi đây.
** Xem bản đồ sơ lược trên trang 501, National Geographic Magazine, số Tháng Muười 1950, và bản đồ Á Châu và Các Khu Vực Kề Cận (Map of Asia and Adjacent Areas) của National Geographic Society, được ấn hành làm phụ bản cho số báo Tháng Ba, 1951. 
-----
Nguồn: W. Robert Moore và Maynard Owen Williams, Portrait of Indochina, with 30 Illustrations, 21 Paintings of Jean Despujols, The National Geographic Magazine, April 1951, Washington D. C., các trang 461-490.

Ngô Bắc dịch
8/2/2010