Thứ Hai, 2 tháng 1, 2012

MỘT SỐ THAO TÁC CẦN THIẾT TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


  • CÁC EM SINH VIÊN KHOA VIỆT NAM HỌC THÂN MẾN
    Các em sắp kết thúc một kỳ thi đầy khó khăn để  nghỉ Tết và chuẩn bị cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên. Theo cô đây là một công việc rất quan trọng và cần thiết trong quá trình học tập của các em. Các em may mắn là sinh viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và  Nhân văn, một ngôi trường có truyền thống từ Đại học Tổng hợp cũ, nơi luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên được tập dượt nghiên cứu trong suốt quá trình học tập của mình. Cô mong tất cả các em đều tham gia hoạt động này. Các em sẽ thấy đây là một hoạt động bổ ích, đầy hứng thú.
    I. Trước hết về chọn đề tài:
    Vì các em còn đang là sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai, nên theo cô các em nên chọn những đề tài nhỏ, nhưng có thể đóng góp dù rất nhỏ nhoi cho nhận thức những vấn đề xã hội, văn hóa và lịch sử chung quanh mình. Ví dụ, các em có thể tìm hiểu về chính làng quê mình như bạn Phạm Thị Cảnh K55 năm ngoái đã chọn đề tài về "Tác động của lễ hội Phủ Dày đối với đời sống kinh tế xã hội, văn hóa xã Kim Thái (huyện Vụ Bản, Nam  Định)" là quê của bạn,  hay những ý kiến của bạn Lê Ngọc Mai K55 về "Bảo tồn phố cổ Hà Nội" - thành phố quê hương của bạn ấy.
    Các em cũng có thể làm một đề tài đơn giản là đọc sách để tìm những tư liệu theo chủ đề và từ đó rút ra những nhận xét, hoặc giới thiệu những di tích lịch sử, văn hóa, những  nghề  thủ công... ở địa phương hay chỉ là lịch sử  một câu chuyện, một câu ca dao, một món ăn đặc sản... của làng quê mình... Và chọn những đề tài như vậy, các em có điều kiện tranh thủ những ngày nghỉ Tết  để khảo sát, thu thập tài liệu điền dã.
    Sau khi có ý tưởng về đề tài, các em gặp các thầy cô hướng dẫn để cùng xác định đề tài và nhận những gợi ý của các thầy cô trong quá trình triển khai công việc, các sách cần đọc, và những nội dung chính định trình bày.
    Kết cấu cơ bản của một công trình nghiên cứu Khoa học sinh viên
    I. Phần Tổng quan:
    - Ý nghĩa của đề tài:
    - Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    - Mục tiêu của đề tài
    - Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
    II. Nội dung chính:  thường chia làm 3 chương
    III. Kết luận.
    Về văn phong: Các em  trường ta, hầu hết có năng khiếu văn học, nên viết văn có thể rất hay, rất bay bổng, nhưng lưu ý các em đây là công trình khoa học nên dùng từ cần ngắn gọn, cô động, chính xác,  tránh dùng nhiều tính từ.

    Về cách trích dẫn và chú thích.

    Có hai loại chú thích: 
    -  Một loại chú thích cho ý của bài viết :là lời giải thích thêm để làm rõ ý hoặc đưa ý kiến của người khác để tham khảo, ngoài phần chính văn. Các bài báo khoa học nước ngoài sử dụng cách này nhiều, đôi khi phần chú thích cũng dài gần bằng chính văn.
    - Loại chú thích thứ hai là chú thích trích dẫn.
    Trong luận văn cũng như trong bài viết khoa học đều sử dụng cả hai loại chú thích này


    và mỗi chú thích phải tuân thủ theo đúng quy định

     Trước hết  là phần trình bày  Danh mục tài liệu tham khảo:
     Phần tài liệu tham khảo ( đồng thời là trích dẫn) xếp theo thứ tự ABC của tên ( không phải họ) của tác giả, hoặc tên sách, năm xuất bản, tên bài ( nếu bài của tạp chí thì để trong ngoặc kép, nếu là tên sách thì in nghiêng, sau đến tên nhà xuất bản, / tên tạp chí, nơi xuất bản. 
     Ví dụ:

    [1]       Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hoá sử cương, HCM.
    [2]       Đào Duy Anh (2004) Nhớ nghĩ chiều hôm, Hồi kí NXB Văn nghệ, TP Hồ  Chí Minh.
    [3]     Nguyễn Anh,( 1967) “Vài nét về giáo dục Việt Nam từ khi Pháp xâm lược  đến cuối chiến tranh thế giới lần thứ nhất”, T/c NCLS, số 98, (5)
    [4]     Nguyễn Kim Anh (2003), “Về một thư quán của nữ lưu Nam Bộ đầu thế kỷ XX”, T/c KHXH số 2 (60), tr.88-94.
    [5]    Nguyễn Thị Kim Anh (1938), Vấn đề phụ nữ, NXB Thân Dân, Chợ Lớn
    [6]    Phùng Thị Kim Anh (2004), “Các quan niệm nửa đầu thế kỷ XX về việc phụ nữ thamgia lao động xã hội”, T/c KH về PN (số 6), tr.3.
    [7]    Vũ Tuấn Anh (1995), “ Phê bình nữ quyền”, T/c  KH về PN số 1(19), tr.10.
    [8]    Trần Thị Vân Anh (2006), “ Quyền con người và quyền của phụ nữ”,T/c NC Gia đình và giới, q.16 số 1, tr,49-60.
    [9]    Hoàng Thị Ái (1964), Một lòng với đảng. (Hồi kí cách mạng). NXB Phụ nữ.
    [10] Toan Ánh (1992), Nếp cũ-con người Việt Nam, HCM.

    Với luận văn thạc sỹ và Luận án TS, khóa luận cử nhân hoặc nghiên cứu Khoa học  của sinh viên phải tuân thủ cách ghi chú sau trích dẫn: [ số thứ tự của tài liệu trích dẫn theo danh muc, số trang của trích dẫn trong tài liệu].

  • Ví dụ:  "ë c¸c n­ưíc ph­ư¬ng §«ng, phong trµo n÷ quyÒn ë NhËt B¶n, Trung Quèc, Ên §é ®Òu s«i næi. Ngay nh­ư Ên §é, mét quèc gia mµ chÕ ®é ®¼ng cÊp ®Ì nÐn ngư­êi phô n÷ mét c¸ch d· man th× th¸ng 6/1930 tê Thêi b¸o New York còng ®· lªn tiÕng kªu gäi: “Hìi c¸c bµ c¸c c«, hÕt c¸i chÕ ®é Purdah cæ hñ råi. Xin c¸c bµ c¸c c« mau liÖng hÕt xoong ch¶o, nåi niªu vµo mét xã mµ bước ra khái nhµ bÕp ngay ®i. Chïi nư­íc m¾t ®i ®Ó nh×n mét thÕ giíi míi ®ư­¬ng tíi. §Ó mÆc bän ®µn «ng hä lµm bÕp. Cã biÕt bao viÖc ph¶i lµm cho Ên §é thµnh mét quèc gia” [121, tr 507]." Trong đoạn này, u trich dẫn thuộc tài liệu co' số thứ tự trong Danh mục tài liệu tham khảo là  121 và số trang là 507.


  • 2. Trích dẫn trong sách và tạp chí thì tùy theo nhà xuất bản và tạp chí. Thông thường trích dẫn trong sach có thể đánh số thứ tự chú thích theo từng trang cũng có thể theo toàn bài, theo chương hoặc theo toàn bộ cuốn sách, hoặc để ngay cuối trang, hoặc để sau mỗi chương, phần footnote ghi theo thứ tự tên tác giả, năm xuất bản ( để trong ngoặc) tên bài/sách, tên tạp chí/ tên nhà xuất bản, nơi xuất bản, số trang của trích dẫn
    3. Chú thích trích dẫn trong các tạp chí khoa học tùy theo từng tạp chí. Có tạp chí chú thích ngay sau câu trích dẫn  [tên tác giả, năm xuất bản, số trang của trích dẫn]. Vì thông thường mỗi tác giả mỗi năm có một bài, nên ghi số năm xuất bản là có thể tìm ngay dưới thư mục, trong trường hợp có tác giả mỗi năm nhiều bài thì ngay trong thư mục ghi chú thêm A, B, C hoặc I, 2, 3... thì chú thích trích dẫn cũng phải đề theo như thế) nhưng nhìn chung trường hợp này rất hiếm gặp, vì công trình khoa học thực sự ít khi dược sản xuất sòn sòn như thế, trừ những nhà khoa học cực siêu.:)). Cách này được coi là cách chú thích khoa học, cập nhật với thế giới, vì các tạp chí khoa học trên thế giới thường làm như vậy.
    Nhưng phần lớn tạp chí ở VN vẫn dùng cách chú thích thông thường như chú thích trích dẫn ở sách xuất bản.

  • Khi sử dụng các nghiên cứu của người khác, cần trích dẫn, các em nên  hạn chế trích dẫn theo đường link trên mạng vì thông tin trên mạng thường do tác giả tự đưa lên, và do tác giả tự chịu trách nhiệm nhưng chưa được kiểm chứng, nay đưa lên, mai xóa, thêm vào, bớt đi... khác với tài liệu in ấn có tên nhà xuất bản, tên cơ quan khoa học ( các tạp chí khoa học) chịu trách nhiệm về ấn phẩm của họ.

  • Trong các bài đăng  trên tạp chí khoa học hoặc sách thì tùy theo tạp chí và nhà xuất bản họ sẽ biên tập lại theo cách của họ.

    Nhưng cách ghi tài liệu tham khảo trong danh mục tài liệu tham khảo và trong chú thích trích dẫn thì đều theo thứ tự chung: tên tác giả ( nếu không có tên tác giả thì theo tên cơ quan chịu trách nhiệm xuất bản), năm xuất bản, tên sách/tên bài, tập ( nếu có), tên nhà xuất bản/ tên tạp chí, nơi xuất bản.

    Các đề tài liên quan đến làng xã các em nên có một giới thiệu toàn cảnh về làng: tên làng, đơn vị hành chính và các em nên đến UBND xã để xin các số liệu thống kê cập nhật nhất, từ dân số, số hộ gia đình, số nam , nữ, dân tộc, số ruộng đất sử dụng cho nông nghiệp, diện tích đất cho xây dựng nhà cửa, cho dịch vụ, bản đồ của xã luôn. 
    Trong quá trình khảo sát lấy tư liệu chú ý gặp dân quan sát và phỏng vấn( hỏi han) . Khi hỏi không hỏi trực tiếp vì khi hỏi trực tiếp ít khi nhận được câu trả lời đúng, mà muốn có câu trả lời đúng phải kết hợp quan sát và suy luận.


    (Bài tiếp sau sẽ là Đổi mới cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu làng xã
    http://vietnamhocvatiengviet.blogspot.com/2012/01/oi-moi-cach-tiep-can-va-phuong-phap.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét